Đăng ký bản quyền như thế nào ? tìm hiểu quy cách thực hiện

Đăng ký bản quyền như thế nào ? tìm hiểu quy cách thực hiện

Hiện nay việc đăng ký bản quyền sẽ do cục bản quyền chịu trách nhiệm và cấp chứng nhận; luật sở hữu trí tuệ là căn cứ để bảo vệ quyền lợi các tác giả khi được cấp chứng nhận bản quyền và hầu như mỗi thương hiệu trên thị trường đều được đăng ký bản quyền để bảo vệ quyền lợi tránh những trường hợp bị đạo nhái thương hiệu sản phẩm. Vậy đăng ký bản quyền như thế nào ? hồ sơ thực hiện gồm những gì, hồ sơ cần thiết và các thông tin liên quan; Mời quý doanh nghiệp cùng xem hết bài viết dưới đây

Quyền tác giả là gì?

Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định:

Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm,…

Chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm

Tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

♦ Tổ chức, cá nhân Việt Nam.

♦ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.

♦ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.

♦ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

“Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả – C.A.O Media thực hiện”

Đăng ký bản quyền như thế nào ? tìm hiểu quy cách thực hiện
Logo và giấy chứng nhận bản quyền tác giả (ảnh C.A.O Media)

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

→ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

→ 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

→ Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

→ Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

→ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

→ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Cách thức nộp hồ sơ tại Cục Bản Quyền

» Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức; cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả; quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

» Cá nhân; pháp nhân nước ngoài có tác phẩm; chương trình biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả; quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.

Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận

♦ Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.

♦ Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này; thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trêb đây là nội dung của từ khoá đăng ký bản quyền như thế nào ? và giải đáp những câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp nói riêng và đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền nói chungLiên hệ C.A.O qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 178 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhruou.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!

»»» Chủ đề liên quan