Những ngành nghề cần xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy thì đại diện các cơ sở sau đây trước khi đưa vào hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng phải đến nộp hồ sơ đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” tại trụ sở Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
2. Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
3. Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
5. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
6. Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.

Nơi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: 

– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: sẽ cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng thuộc diện phải có văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy do Cục cấp

–  Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thuộc Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy: cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng khác do Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ủy quyền.

Thủ tục đăng ký:

1. Đơn đề nghị cấp chứng nhận của Chủ đầu tư theo mẫu PC 5 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP)

2. Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC.

3. 01 bộ hồ sơ nghiệm thu về PCCC cho công trình.

4. Bảng thống kê các phương tiện PCCC đã trang bị cho công trình (mẫu PC 6 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP)

5. Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về PCCC.

6. Phương án chữa cháy cho công trình (mẫu PC 6 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP).

Trình tự thực hiện thủ tục:

1. Cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động lập hồ sơ theo quy định.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp giấy “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” cho các đối tượng do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” đối với các đối tượng còn lại quy định tại phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.

3. Trường hợp không đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị biết.

Thời gian: 05-07 ngày làm việc
Cơ quan thanh, kiểm tra: Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Hãy liên hệ ngay với C.A.O Media Tel 08.6275.0707- 0936.207.619 để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ luật tốt nhất ! 
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
Địa chỉ:  12 đường 27, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại 08.6275.0707 | Hotline: 0936.207.619
Email:  hotro@tuvangiayphepcao.com | Web : www.tuvangiayphepcao.com