Hướng dẫn cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm
Hướng dẫn cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm
Ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung hay các Quận Huyện nói riêng hiện nay cơ sở sản xuất chế biến sữa chua, Yaourt đang được hoạt động rất nhiều. Bên cạnh những cơ sở thực hiện đầy đủ giấy tờ pháp lý thì cũng không ít cơ sở chưa nắm bắt được những giấy phép toàn diện theo quy định. Chính vì vậy qua bài viết này giayphepkinhdoanhruou.com sẽ hướng dẫn cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng.
Cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin đối với khách hàng mà còn thể hiện mặt pháp lý đối với quy định của luật pháp Việt Nam. Vậy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, C.A.O Media gửi đến doanh nghiệp bài viết thủ tục cấp xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua những thông tin dưới đây:
Thứ nhất là cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ vào pháp lý:
» Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
⇒ tìm hiểu thêm luật an toàn thực phẩm số 55/2010/GH12
» Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
⇒ tìm hiểu thêm về Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Nếu cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm không đúng theo quy định hoặc không xin cấp giấy chứng nhận trước khi vào hoạt động thì sẽ bị vi phạm và xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Thứ hai là thành phần hồ sơ làm giấy phép an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất yaourt
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất yaourt (theo mẫu quy định)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, chế biến sữa chua/ yaourt (có xác nhận của cơ sở)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến sữa chua do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh sản xuất sữa chua đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
” Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất yaourt, sữa chua do C.A.O thực hiện cho khách hàng “
Thứ ba là điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất yaourt, sữa chua
- Cơ sở sản xuất chế biến yaourt, sữa chua phải đầy đủ cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm
- Người trực tiếp sản xuất sữa chua phải được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; và khám sức khỏe định kỳ
- Nguyên liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng
- Toàn bộ quy trình chế biến sản xuất sữa chua phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo
- Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho thực phẩm.
Quy trình C.A.O Media nhận làm giấy phép an toàn thực phẩm cho khách hàng
C.A.O Media với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, cùng đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao sẽ tư vấn các bước thủ tục cấp giấy chứng nhận để doanh nghiệp có đủ kiến thức trong vấn đề an toàn thực phẩm nhanh chóng , chi phí hợp lý nhất và tuân thủ theo đúng quy định. Tại C.A.O Media khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ được chúng tôi tiến hành thực hiện theo quy trình như sau:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và những điều kiện khi cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm
- Khảo sát cơ sở, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi
- Đăng ký và hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký khám sức khỏe theo quy định và thông tư (nếu khách hàng chưa có)
- Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm định sản phẩm, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất sữa chua gửi cho doanh nghiệp ký tên, và đóng dấu vào hồ sơ.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại cơ quan và đóng tất cả lệ phí nhà nước
- Thông báo lịch thẩm định và hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xuất trình cho đoàn thẩm định
- Đại diện khách hàng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và giao tận nơi cho khách hàng.
Thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm
– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 03 năm kể từ ngày cấp phép
Quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất sữa chua không đảm bảo chất lượng
Để sản phẩm sữa chua được bán chạy nhanh chóng trên thị trường, Cơ sở sản xuất sản phẩm cho phụ gia vào để có màu sắc đẹp và tận dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng để mang lại lợi nhuận cho bản thân, một số cơ sở sản xuất đã pha chế thêm các loại phụ gia hay hoá chất đã được cấm sử dụng. Ngoài ra, qua thực tế cho thấy sản phẩm có thể được làm từ các nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy nhà nước đã có những quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất yaourt, sữa chua không đảm bảo chất lượng như sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
– Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Trên đây là những thông tin cơ bản C.A.O Meida hướng dẫn cơ sở sản xuất yaourt làm giấy phép an toàn thực phẩm, nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hay khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thì hãy liên hệ với giayphepkinhdoanhruou.com qua các số điện thoại 0903 145 175 | 0936 207 619 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
► Chủ đề liên quan:
- Những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất nước sốt
- Cơ sở sản xuất ớt sa tế cần có giấy phép gì?
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất giò thủ, giò lụa
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP sản xuất nước ép trái cây
- Đăng ký an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thạch trân châu
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy cần có giấy phép gì?
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Xin giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại Tp.HCM
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều kiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kẹo socola
- Quy trình xin giấy phép attp cho cơ sở sản xuất trà túi lọc
- Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh gạo
Bài viết khác:
- Nghị định 67/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số…
- THÔNG TƯ 32/2023/TT-BYT
- Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh hỏi khô
- Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở rượu chanh dây…
- Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu TRỌN GÓI
- Hướng dẫn đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu…
- Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu theo quy định hiện hành
- Làm giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở rượu điều…