Tìm hiểu thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu
Tìm hiểu thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu
Việt Nam là một trong những nước có trong top quốc gia có chỉ số tiêu thụ rượu và các loại nước giải khác có cồn nhiều nhất trên thế giới. Những doanh nghiệp phát triển mạnh từ nhiều năm trước tồn tại đến hôm nay không nhiều, chủ yếu họ là những đơn vị biết cả tiến sản phẩm và hoàn thiện dần các thủ tục để hợp thức hoá sản phẩm củng như phát triển thương hiệu cho đến ngày nay. Ngoài các thủ tục hợp thức hoá thì đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu là công cụ để bảo vệ và phát triển thương hiệu một cách bền vững khi bạn đã nhận thấy được tiềm năng và lợi ích của sản phẩm
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng đó là cách mà các thương hiệu nỗi tiếng lựa chọn. Nếu doanh nghiệp của bạn là một tập thể có quyết tâm và phát triển thương hiệu thì hãy để C.A.O Media giúp bạn làm điều đó nhé
Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm rượu
– Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ nhãn hiệu của công ty; cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu sớm nhất có thể.
– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự. Là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.
– Hơn nữa, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký của bạn như một loại tài sản của công ty.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các tài liệu sau:
– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN; (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục; 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
– 08 bản mẫu nhãn hiệu;
– Danh sách các sản phẩm và dịch vụ áp dụng nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu có);
– Biên lai thanh toán phí, lệ phí;
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
- Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
- Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
“Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do – C.A.O Media thực hiện”
Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm rượu
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ được tra cứu trên thư viện trực tuyến về sở hữu công nghiệp.
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu; nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian dài chờ đợi thẩm định; nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Giai đoạn 2: Nộp đơn
Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đơn đăng ký nhãn hiệu đến:
- Văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tại Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
– Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó; Cục SHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
+ Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời; khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; và người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời gian thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Thời gian đăng ký nhãn hiệu: khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
– Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy; nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động; kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Trên đây là những thông tin về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền một cách NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhruou.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!
»»» Chủ đề liên quan:
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang trắng mất bao lâu?
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì chuối tại C.A.O Media
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì khoai tây tại C.A.O Media
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho logo bánh mì bơ tỏi
- Quy định mới nhất về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 2022
- Đăng ký nhãn hiệu cho dưa món ngâm đóng hộp đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu măng chua ngâm
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa pate đóng hộp ở đâu?
- Trình tự đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho cá trứng đóng hộp mới nhất
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu bánh bao
- Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bánh trung thu gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu bánh pía toàn quốc
- C.A.O Media đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa cho bánh mì
Bài viết khác:
- Nghị định 67/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số…
- THÔNG TƯ 32/2023/TT-BYT
- Điều cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu logo thương hiệu
- Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu rượu như thế nào?
- Nhãn hiệu sản phẩm rượu sản xuất trong nước và tìm…
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rượu hà thủ ô ĐƠN…
- Thông tin liên quan đến nghị định sửa đổi về kinh doanh rượu
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rượu nếp than ĐẦY ĐỦ NHẤT