Mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu

Mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu

Kinh doanh rượu theo quy định của Luật đầu tư 2020 là ngành nghề thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và phải được cơ quan nhà nước tiến hành xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh rượu. Đối với những trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép bán lẻ rượu nhưng vẫn cố tình tiến hành các hoạt động kinh doanh thì pháp luật sẽ có những chế tài nhất định liên quan đến quy định mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu.

Với những hiểu biết và kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và chuyên sâu về giấy phép kinh doanh rượu nói riêng, C.A.O Media xin gửi đến Quý khách hàng những nội dung khái quát nhất liên quan đến quy định mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 105/2017/NĐ-CP Về kinh doanh rượu;

– Nghị định 17/2020 NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;

– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2. Mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu

Các đối tượng chưa có giấy phép hoặc vi phạm quy định pháp luật về việc sử dụng giấy phép sẽ có những chế tài nhất định. Căn cứ Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.”

Như vậy căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 có thể thấy đối với mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tùy vào hình thức tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà sẽ có mức phạt khác nhau. Ngoài mức xử phạt tiền, bạn còn không được tiến hành sản xuất kinh doanh nữa do chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp.

“Mẫu giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Mức xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu
Giấy phép bán lẻ rượu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: C.A.O Media)

3. Thẩm quyền xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đội trưởng đội quản lý thị trường; thực hiện xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu.

LƯU Ý: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu mà không có giấy phép kinh doanh rượu là vi phạm pháp luật, do đó, để tránh những hậu quả không mong muốn như trên, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của mình sau này, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để cấp phép bán lẻ rượu và tiến hành các thủ tục đăng ký bán lẻ rượu.

4. Sử dụng giấy phép kinh doanh rượu hết hiệu lực có được không?

Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định trường hợp sử dụng giấy phép hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, trường hợp tái phạm có thể bị tước giấy phép kinh doanh. Như vậy có thể thấy việc sử dụng giấy phép kinh doanh rượu hết hiệu lực là vi phạm pháp luật, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục gia hạn giấy phép của mình nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

5. Điều kiện yêu cầu cấp giấy phép bán lẻ rượu

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

*Lưu ý: Trong quá trình bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

6. Hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu gồm (01 bộ) như sau:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu theo mẫu nhà nước; (C.A.O Media thực hiện cho doanh nghiệp)

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hoặc hộ kinh doanh.

3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp; cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.

4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

7. Thẩm quyền cấp và thời gian thực hiện giấy phép bán lẻ rượu

– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Thời gian thực hiện từ 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

– Hiệu lực của giấy phép bán lẻ rượu là 5 năm (tính từ ngày cấp);

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy liên hệ đến C.A.O Media để được tư vấn miễn phí, thực hiện dịch vụ nhanh chóng và trọn gói liên quan đến giấy phép kinh doanh rượu; qua số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhruou.com để biết thêm thông tin chi tiết

 

>> Chủ đề liên quan:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *