Sản xuất rượu cần đăng ký giấy phép gì đăng ký như thế nào

Sản xuất rượu cần đăng ký giấy phép gì đăng ký như thế nào

Để có một sản phẩm kinh doanh hợp pháp trên thị trường thì trước hết cơ sở phải đạt đủ điều kiện để có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và giấy phép sản xuất rượu, sau cùng là thực hiện tự công bố sản phẩm cho từng loại rượu khi lưu hành. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được cấp khi cơ sở nộp hồ sơ thành công tại cơ quan chức năng và có kết quả thẩm định đạt yêu cầu về trang thiết bị và nguyên tắt một chiều; Sản xuất rượu tại Việt Nam đa số là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên thuộc nhóm đăng ký sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Qua bài viết dưới đây mời các bạn cùng C.A.O media tìm hiểu về từ khoá sản xuất rượu cần đăng ký giấy phép gì và các thủ tục thông tin để sản xuất rượu hợp pháp theo quy định của pháp luật

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP)

Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP

– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP (theo mẫu C.A.O Media cung cấp)

– Giấy phép Đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề sản xuất kinh doanh phù hợp;

– Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Thời gian thực hiện giấy phép ATTP

– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

– Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

“Một số thủ tục cần thiết khi kinh doanh rượu được thực hiện tại C.A.O”

Sản xuất rượu cần đăng ký giấy phép gì đăng ký như thế nào
Giấy phép ATTP và thủ tục khác trong kinh doanh rượu (ảnh C.A.O Media)

Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Quyền và nghĩa vụ của giấy phép sản xuất rượu thủ công

  • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượubán buôn rượubán lẻ rượubán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định
  • Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.

Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 17/2020 NĐ- CP)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

– Bản công bố sản phẩm rượu (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,

– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép sản xuất rượu thủ công

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

– Thời hạn của giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là 05 năm

– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Dịch vụ hỗ trợ cấp phép kinh doanh rượu tại C.A.O Media

– Tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng, khảo sát thực tế để biết loại hình kinh doanh rượu;

–  Tư vấn tổng quan các quy định pháp luật bao gồm: thủ tục, điều kiện và hồ sơ làm giấy phép các doanh nghiệp sản xuất rượu nhỏ lẽ tại tp.HCM

– Tiến hành khảo sát mặt bằng (nếu xét thấy cần thiết) và ký hợp đồng dịch vụ;

– Tư vấn khách hàng chuẩn bị, bổ sung các tài liệu cần có như: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương, Giấy phép ATTP, Bản công bố, Danh sách sản phẩm …;

– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép và gửi cho khách hàng xem xét, ký tên và đóng dấu;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi kết quả;

– Điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có);

– Đại diện khách hàng đến cơ quan nhà nước nhận kết quả và giao giấy phép cho khách hàng;

– Hoàn thành dịch vụ và hỗ trợ tư vấn hậu kiểm (nếu có);

Liên hệ dịch vụ

Trên đây là những thông tin về thủ tục kinh doanh sản xuất rượu theo nghị định. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện xin giấy phép sản xuất rượu thủ công TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG hãy liên hệ ngay đến C.A.O Media qua các số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc truy cập qua website giayphepkinhdoanhruou.com để biết thêm thông tin chi tiết.

>> Chủ đề liên quan: