Tư vấn xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm ĐƠN GIẢN

Tư vấn xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm ĐƠN GIẢN

Giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) cho cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm là giấy phép bắt buộc cơ sở phải thực hiện nếu muốn sản xuất, kinh doanh rượu. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được thành phần hồ sơ và quy trình xin giấy phép này như thế nào. Nắm bắt được khó khăn này, C.A.O Media thực hiện bài viết dưới đây, hướng dẫn quý doanh nghiệp đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm một cách NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC. Cùng tìm hiểu nhé.

Rượu nếp cẩm là một trong những loại rượu nổi tiếng nhất tại xứ Tây Bắc, được đông đảo mọi người yêu thích; không chỉ bởi sự thơm ngon mà còn vì các công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Rượu chủ yếu được làm từ nguyên liệu gạo nếp cẩm lên men; và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Quá trình làm rượu nếp cẩm khá công phu, trau chuốt; tạo ra loại rượu có hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon. Sử dụng rượu nếp cẩm với nồng độ và lượng vừa phải sẽ giúp chữa tiêu chảy, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chúng còn giúp chữa một số loại bệnh liên quan đến ung thư tuyến tính, trực tràng, ngăn ngừa cao huyết áp, có lợi cho tim mạch, bổ máu và chăm sóc da.

Căn cứ pháp lý:

 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

– Nghị định 115/2018/NĐ-CP

– Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu

– Thông tư 43/2018/TT-BCT

Hồ sơ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

“Mẫu giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu tại TP. Hồ Chí Minh do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Tư vấn xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm ĐƠN GIẢN
Giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu tại TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: C.A.O Media)

 

Điều kiện cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành, nghề sản xuất kinh doanh phù hợp.

– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 105/NĐ-CP thì cơ sở sản xuất rượu công nghiệp phải thành lập doanh nghiệp và có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu; Cơ sở sản xuất rượu thủ công thì phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

Thời gian thực hiện và nơi nộp hồ sơ

– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

– Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 03 năm (Tính từ ngày cấp);

– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Dịch vụ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm tại C.A.O Media

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm;

– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

– Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến; sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy đến với C.A.O Media để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ NHANH CHÓNG – UY TÍN – TRỌN GÓI; liên quan đến giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu nếp cẩm nói riêng và giấy phép ATTP nói chung. Vui lòng liên hệ qua các số điện thoại sau: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập qua website giayphepkinhdoanhruou.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!

 

>>> Chủ đề liên quan: