Hướng dẫn xin giấy phép quảng cáo 2021 NHANH CHÓNG

Hướng dẫn xin giấy phép quảng cáo 2021 NHANH CHÓNG

Mục đích lớn nhất của quảng cáo là để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc lan truyền thông tin lại càng trở lên dễ dàng hơn. Bởi vậy mà hầu hết các thương nhân đều lựa chọn quảng cáo làm phương thức truyền thông. Giấy phép quảng cáo 2021 là thủ tục bắt buộc phải có đối với trường hợp cá nhân, tổ chức có ý định tổ chức các hoạt động quảng cáo thuốc dùng cho người, thực phẩm; trang thiết bị y tế, mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hóa chất diệt côn trùng, vắc sin sinh phẩm y tế…

Trong bài viết dưới đây, C.A.O Media, hướng dẫn quý doanh nghiệp đăng ký giấy phép quảng cáo 2021 một cách NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC. Cùng tìm hiểu nhé.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người. Trong đó, người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ đó, phương tiện truyền thông đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

Một số dịch vụ làm giấy phép quảng cáo tại C.A.O:

    • Giấy phép quảng cáo thực phẩm
    • Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
    • Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
    • Giấy phép quảng cáo trên truyền hình
    • Giấy phép quảng cáo thuốc
    • Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh

Trường hợp nào phải xin giấy phép quảng cáo 2021?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:

– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…

– Thuốc dùng cho người;

– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;

– Vắc xin, sinh phẩm y tế;

– Trang thiết bị y tế;

– Thực phẩm;

– Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

“Mẫu giấy xác nhận nội dung quảng cáo do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Hướng dẫn xin giấy phép quảng cáo 2021 NHANH CHÓNG
Giấy phép quảng cáo 2021 (Ảnh: C.A.O Media)

 

Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo 2021

Trước khi chuẩn bị tài liệu đăng ký xin giấy phép, cá nhân, tổ chức sẽ phải xác định loại hình quảng cáo của mình là gì? Bởi mỗi loại hình quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo 2021 chính là đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Cơ quan nhà nước kiểm duyệt khá khắt khe hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp. Cho nên khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, mọi người cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn.

a) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế gồm:

– Giấy đăng ký quảng cáo;

– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân; doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân; thì phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp;

– Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;

– Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn; thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;

– Đối với trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận;

– Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);

– Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, makét quảng cáo.

b) Hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc dùng cho người:

– Giấy đăng ký quảng cáo;

– Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người;

– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó;

– Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;

c) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm:

– Giấy đăng ký quảng cáo;

– Hình thức, nội dung quảng cáo mỹ phẩm;

– Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cục Quản lý dược/Sở Y tế cấp.

d) Hồ sơ đăng ký quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế:

– Giấy đăng ký quảng cáo;

– Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi makét quảng cáo;

– Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp;

– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo.

e) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng

– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

– 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.

– 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, poster, áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet.

Một số tài liệu hồ sơ khác gồm có:

– Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.

– Mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).

Thời hạn giấy phép quảng cáo

Thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau.

Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng; thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm; (hay còn gọi là giấy phép công bố) hết hiệu lực.

Ngoài ra, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thu hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm… Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau.

Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

Tại Việt Nam, việc xác nhận nội dung quảng cáo được phân cấp về nhiều cơ quan khác nhau.

Ví dụ: Quảng cáo mỹ phẩm sẽ được phân về Sở y tế; Quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ được phân về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Quảng cáo thuốc (dược phẩm) được phân về Cục quản lý dược.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy đến với C.A.O Media để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ NHANH CHÓNG – UY TÍN – TRỌN GÓI; liên quan đến giấy phép quảng cáo 2021. Vui lòng liên hệ qua các số điện thoại sau: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập qua website giayphepkinhdoanhruou.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!

 

>>> Bài viết khác: