Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu

Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu

Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu rất đa dạng và phong phú; từ kiểu loại sản phẩm, mẫu mã cho đến xuất xứ, chất lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm để lưu hành tại thị trường Việt Nam cần thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.

C.A.O Media là đơn vị dịch vụ làm giấy phép hàng đầu hiện nay, với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn am hiểu pháp luật, có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về giấy phép kinh doanh và lưu hành sản phẩm (trong nước và nhập khẩu). C.A.O sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp thực hiện kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu theo nghị định mới nhất trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu là gì?

  • Là việc doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra chất lượng của thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn để đủ điều kiện thông quan. Tiêu chuẩn này có thể là quy chuẩn kỹ thuật đã có; hoặc là phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nói cách khác, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp kiểm tra chất lượng và công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu đối với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm mà công ty đang nhập khẩu đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Tại sao phải tiến hành kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?

Hiện nay, trên thị trường, ngoài các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam còn có rất nhiều sản phẩm; có nguồn gốc từ nước ngoài được gọi chung là thực phẩm nhập khẩu. Để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này, các cơ quan quản lý tại Việt Nam phải đảm bảo chất lượng của các loại thực phẩm đó trước khi đưa ra thị trường sử dụng.

Do đó, việc kiểm tra nhà nước sẽ có các mục đích quan trọng như:

  • Đảm bảo thực phẩm nhập khẩu đạt chất lượng và đủ điều kiện nhập khẩu; theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Tạo dựng lòng tin với khách hàng về việc chất lượng sản phẩm; là đạt chuẩn để phục vụ cho công tác bán hàng, marketing, quảng cáo.
  • Đảo bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu

Toàn bộ quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu sẽ được tiến hành theo Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Phương thức thứ nhất: Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
  • Phương thức thứ hai: Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
  • Phương thức thứ ba: Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

“Bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu được thực hiện tại C.A.O”

Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu
Giấy xác nhận thực phẩm nhập khẩu (ảnh C.A.O Media)

Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Tờ khai hải quan
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  • Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  • Ngoài ra có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) hoặc Chứng nhận y tế (Health Certificate) của sản phẩm.

Cơ quan kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.

Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Quà biếu, quà tặng trong định mức min thuế nhập khu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là những thông tin về thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định. Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần thực hiện dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN. Liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại: (028) 6275 0707  |  0903 145 175  |  0936 207 619 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

>>> Chủ đề liên quan