Quy trình làm giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công

Quy trình làm giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công

Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bắt buộc phải xin giấy phép cho cơ sở theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất thủ công rượu hà thủ ô nhưng chưa nắm rõ quy định pháp lý hoặc cách thức xin giấy phép sản xuất. Nhằm hỗ trợ về pháp lý cho các doanh nghiệp, C.A.O Media sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp thực hiện giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công, trong bài viết dưới đây. Mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Rượu hà thủ ô là gì?

Rượu hà thủ ô được dùng phổ biến và ví như “tiên dược” để “níu giữ” tuổi thanh xuân. Hà thủ ô ngâm rượu là một loại cách dùng hiệu quả của hà thủ ô. Có thể ngâm rượu với hà thủ ô trắng hoặc hà thủ ô đỏ. 

Rượu hà thủ ô có công dụng bổ máu, phòng ngừa thiếu máu, chống suy nhược thần kinh, từ đó làm hạn chế tóc bạc, tóc rụng, giúp hỗ trợ sinh lý, các bệnh về thận, gan, đau lưng, mỏi gối, giúp làm tăng tiết sữa cho mẹ bỉm, tốt cho tim mạch, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch, giúp kháng khuẩn, nhuận tràng và làm chậm quá trình lão hóa và hồi phục sức khỏe cho người bị bệnh, già ốm,…

Uống rượu hà thủ ô giúp tăng cường bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, sau 2 tháng tình trạng tóc bạc, gãy rụng cải thiện rõ rệt kích thích tóc mọc nhanh sớm.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 105/2017/NĐ-CP Về sản xuất kinh doanh rượu.

Nghị định 17/2020 NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Sản xuất rượu thủ công là gì?

Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Điều kiện xin giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công

Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Điều kiện cơ sở sản xuất rượu hà thủ ô thủ công nhằm mục đích kinh doanh cần tuân theo gồm:

– Thứ nhất, là doanh nghiệp; hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai, bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu hà thủ ô thủ công

  • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượubán buôn rượubán lẻ rượubán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định
  • Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.

“Mẫu giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh – C.A.O thực hiện cho khách hàng”

Quy trình làm giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công
Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Ảnh: C.A.O Media)

 

Hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 17/2020 NĐ- CP)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

– Bản công bố sản phẩm rượu (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,

– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép sản xuất rượu thủ công

Thời hạn của giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là 05 năm

Dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công tại C.A.O Media

– Tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng, khảo sát thực tế để biết loại hình kinh doanh rượu;

–  Tư vấn tổng quan các quy định pháp luật bao gồm: thủ tục, điều kiện và hồ sơ làm giấy phép sản xuất rượu;

– Tiến hành khảo sát mặt bằng (nếu xét thấy cần thiết) và ký hợp đồng dịch vụ;

– Tư vấn khách hàng chuẩn bị, bổ sung các tài liệu cần có như: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương, Giấy phép ATTP, Bản công bố, Danh sách sản phẩm …;

– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép và gửi cho khách hàng xem xét, ký tên và đóng dấu;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi kết quả;

– Điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có);

– Đại diện khách hàng đến cơ quan nhà nước nhận kết quả và giao giấy phép cho khách hàng;

– Hoàn thành dịch vụ và hỗ trợ tư vấn hậu kiểm (nếu có);

Liên hệ dịch vụ

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu hà thủ ô thủ công theo nghị định. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện xin giấy phép sản xuất rượu thủ công TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG hãy liên hệ ngay đến C.A.O Media qua các số điện thoại (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0936 207 619 hoặc truy cập qua website giayphepkinhdoanhruou.com để biết thêm thông tin chi tiết.

>> Chủ đề liên quan: