Trang chủ » Dịch vụ » Hướng dẫn đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải
Hướng dẫn đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải
Hướng dẫn đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải
Trái vải sau khi trải qua nhiều công đoạn sơ chế ngâm ủ đặc biệt, thì cho ra rượu trái vải. sản phẩm với mục đích dùng để uống sẽ được gọi là thực phẩm, nên việc thực hiện giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải là chuyện tất yếu để doanh nghiệp được phép hoạt động sản xuất. Mất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc vì phải nộp hồ sơ và thẩm định lại rất nhiều lần thậm chí là không đạt được kết quả đề ra; là những vấn đền thường gặp khi các doanh nghiệp có ít kinh nghiệm, không nắm được các quy trình khi đăng ký thủ tục. Thực hiện giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cần phải hiểu và nắm rõ các nguyên nhân thường gặp và những thông tin cập nhật mới
Để thực hiện hiệu quả và đơn giãn hoá hơn, dịch vụ tư vấn giấy phép C.A.O Media xin hướng dẫn đến các bạn những thông tin cần biết và thủ tục chuẩn bị trước khi nộp đơn xin giấy chứng nhận.
Rượu trái vải
Rượu trái vải được lên men từ trái vải tươi có màu hồng nhạt, hương vị thơm nhẹ mùi vải, vị ngọt thanh rất dễ sử dụng với nhiều người. Không chỉ là một thức uống, rượu trái vải còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác mà chúng ta chưa biết đến, đặc biệt là chữa trị bệnh yếu sinh lý.
Điều kiện để được phép sản xuất rượu nhằm mục đích kinh doanh
Căn cứ Điều 9, Nghị định 105/2017/NĐ-CP; để được phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; cần phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật
Thứ hai, bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định
Trường hợp 1- Hộ kinh doanh nhỏ lẻ sản xuất rượu thủ công
Căn cứ theo công văn số 3109/BCT-KHCN sẽ có nhiều trường hợp KHÔNG thuộc diện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn phải đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành sản xuất rượu, các cơ sở này chỉ cần gửi BẢN CAM KẾT đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo Điểm b Khoản 2 Điều 10 Chương IV Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm Nghị định 17/2020 NĐ- CP.
Trường hợp 2- Doanh nghiệp sản xuất rượu thủ công
Đối với cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bắt buộc phải tiến hành xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải
Căn cứ Điều 12, 13 Chương IV Lĩnh vực Kinh doanh thực phẩm Nghị định 17/2020 NĐ- CP, hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận; hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
“Mẫu các giấy phép cần thiết để hoạt động cơ sở sản xuất rượu trái vải do C.A.O Media thực hiện”
Nộp hồ sơ xin giấy phép ATTP thực phẩm cho cơ sở sản xuất rượu ở đâu ?
Tùy theo công suất sản xuất/ năm mà doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương. Cụ thể:
– Công suất sản xuất rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/ năm trở lên sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương;
– Công suất sản xuất rượu dưới từ 3 triệu lít sản phẩm/ năm sẽ nộp hồ sơ tại Sở Công Thương;
– Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh; doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm.
Hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm
Giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải; có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp.
Sau thời hạn 3 năm doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Ngoài các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thì rượu là sản phẩm kinh doanh có điều kiện; chính vì vậy, các cơ sở sản xuất trước khi bán sản phẩm ra thị trường; cần phải xin GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG nhằm mục đích kinh doanh.
Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trên 5,5 độ cồn: Tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép được quy định tại Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và tại Khoản 15 Điều 16 Nghị định 17/2020 NĐ- CP.
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh dưới 5,5 độ cồn; không cần phải xin giấy phép sản xuất rượu thủ công. Các sơ sở này chỉ cần Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng; thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất; theo khoản 3 chương IIa Kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu tại C.A.O Media
Sản xuất; kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên được nhà nước quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế; rất nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp bị xử phạt vì không nắm rõ được những quy định này.
Nắm bắt được vấn đề này; C.A.O Media đã triển khai dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu thủ công TRỌN GÓI – HIỆU QUẢ như sau:
– Tiếp nhận tài liệu; thông tin; nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép an toàn thực phẩm;
– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;
– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp; cách khắc phục tối ưu nhất;
– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến; sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);
– Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;
– Theo dõi hồ sơ; đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;
– Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;
Đến với C.A.O doanh nghiệp chỉ cần cung cấp
– Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất (Nếu doanh nghiệp chưa có, C.A.O Media sẽ hỗ trợ)
Tất cả các giấy tờ và công việc còn lại C.A.O sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất và bàn giao chứng nhận chỉ trong 20 – 25 ngày làm việc. Bên cạnh việc tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất rượu; C.A.O còn hỗ trợ xin giấy phép kinh doanh rượu nhằm giúp doanh nghiệp có đầy đủ các giấy tờ để tiến hành hoạt động sản xuất một cách hợp pháp.
Thông tin liên hệ dịch vụ C.A.O Media
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất rượu trái vải hoặc giấy phép sản xuất rượu thủ công. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua Hotline: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0903 145 178 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhruou.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!